Thành Long
- 18790
Không phải là ước muốn, giờ đây cả thế giới đều phải thừa nhận rằng, Jackie Chan/ Thành Long không phải là bản sao của ai, anh là số 1, là duy nhất.
Ngày sinh : 7/4/1954
Chiều cao: 174 cm
Quốc tịch: Trung Quốc
Không phải là ước muốn, giờ đây cả thế giới đều phải thừa nhận rằng, Jackie Chan/ Thành Long không phải là bản sao của ai, anh là số 1, là duy nhất.
Ngày sinh : 7/4/1954
Chiều cao: 174 cm
Quốc tịch: Trung Quốc
Không phải là ước muốn, giờ đây cả thế giới đều phải thừa nhận rằng, Jackie Chan/ Thành Long không phải là bản sao của ai, anh là số 1, là duy nhất.
Thành Long sinh ngày 7/4/1954 tại Hồng Kông. Với gia tài hơn 200 bộ phim lớn nhỏ, người đàn ông đến từ châu Á có vóc người nhỏ bé này ngày nay không chỉ là một trong những ngôi sao phim hành động hàng đầu thế giới, mà còn là một biểu tượng văn hóa đáng tự hào của quê hương anh.
Mối duyên giữa Thành Long và phim ảnh cũng như võ thuật bắt đầu từ rất sớm. Vào năm 1960, Thành Long được bố mẹ gửi vào học tại Học viện Hý kịch Trung Quốc. Tại đây, anh đã phải trải qua quá trình huấn luyện khắt khe trong một thời gian dài, đặc biệt là bộ môn võ thuật và nhào lộn.
Trong vòng khoảng 15 năm (từ 1962 – 1976), Thành Long liên tục xuất hiện trong nhiều phim, dần đi lên từ các vai phụ trong một số tác phẩm như Đại Tiểu Hoàng Thiên Bá (1962), Lương Sơn Bá Và Chúc Anh Đài (1963), Đại Túy Hiệp (1966), Hiệp Nữ (1971), … đến vai chính đầu tiên trong phim Quảng Đông Tiểu Lão (ra mắt 1973).
Vào năm 1976, sau khi đầu tư vào một bộ phim và nhận phải thất bại, Thành Long đoàn tụ với gia đình ở Canberra. Tại đây, anh vừa học vừa làm công nhân xây dựng. Vì người giúp đỡ Thành Long có tên là Jack nên anh được đặt biệt danh là Jackie. Từ đây, cái tên Jackie Chan đã gắn liền với anh cho đến tận sau này.
Trong khoảng năm 1976 - 1980, sự nghiệp diễn xuất của Thành Long vẫn còn khá lận đận, lên xuống thất thường.
Thời gian đầu khi nhận lời mời đóng phim của đạo diễn La Duy, công việc của Thành Long không đạt được thành công như mong đợi. Nguyên nhân đó là vì hình ảnh mà vị đạo diễn này muốn anh hướng đến giống như Lý Tiểu Long - thậm chí cái tên Thành Long mà nam diễn viên sử dụng cũng nằm trong ý định này - nhưng điều đó cũng không giúp ích được gì vì phong cách của anh hoàn toàn khác với đàn anh.
Nếu như Lý Tiểu Long nổi tiếng với những cảnh ra đòn mạnh mẽ, dứt khoát, tiếng thét có 1-0-2 đã trở thành thương hiệu khi giao chiến hay những cú “tam cước” trứ danh thì sở trường của Thành Long lại là những màn ra tay hài hước, những pha nhào lộn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó không tưởng và có độ nguy hiểm cao.
Tia sáng duy nhất trong quãng thời gian này đến với Thành Long đó là vào năm 1978, bộ phim Xà Hình Điêu Thủ mà anh tham gia dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Viên Hòa Bình đã đem lại cho khán giả Hồng Kông một xu hướng thường thức mới.
Một trong những nguyên nhân thành công của tác phẩm đó là do Thành Long được hoàn toàn tự do thực hiện phong cách hành động sở trường của mình, đem đến cảm giác thoải mái, tự nhiên và đồng thời là sự hấp dẫn, thú vị cho vai diễn cũng như cho bộ phim.
Trên đà thành công của Xà Hình Điêu Thủ, Thành Long tham gia Túy Quyền và bộ phim đã khiến anh trở nên nổi tiếng hơn.
Nắm bắt được phương thức, đạo diễn La Duy sau đó tiếp tục làm một số phim khác có phong cách hài hước tương tự để Thành Long đảm nhiệm vai chính. Tuy nhiên, mối nhân duyên giữa nam diễn viên và La Duy chẳng thể kéo dài. Trong quá trình quay Tiểu Quyền Quái Chiêu 2, sau khi Willie Chan (người đã giới thiệu nam diễn viên với La Duy) ra đi, Thành Long phá bỏ hợp đồng và gia nhập hãng phim Gia Hòa.
Trong vòng 20 năm tiếp theo trên con đường diễn xuất, từ một diễn viên có số phận khá lận đận, Thành Long đã đưa tên tuổi mình trở thành một ngôi sao phim hành động nổi tiếng không chỉ ở châu Á mà còn khắp cả Hollywood.
Có thể kể đến một số bộ phim nổi bật như: Câu Chuyện Cảnh Sát (Phim hay nhất của Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông năm 1986), Câu Chuyện Cảnh Sát 3 (giải Diễn viên hay nhất của LHP Kim Mã), Túy Quyền 2 (lọt danh sách 100 phim hay nhất mọi thời đại của Tạp chí Time), Náo Loạn Phố Bronx (Phim tạo tiếng vang lớn trên toàn khu vực Bắc Mỹ), Giờ Cao Điểm (Phim thu về 130 triệu USD chỉ riêng tại Hoa Kỳ),…
Thành công đã đến nhưng bản thân Thành Long lại bắt đầu cảm thấy chán nản. Lý do đấy chính là hầu hết những vai diễn, bộ phim của anh đều có chung một màu. Đó đều là những bộ phim hành động hài với dạng nhân vật chính có chút ngây ngô, đơn giản.
Đến năm 2003, Thành Long cho mở hãng sản xuất phim của chính mình. Từ đó các phim của anh xuất hiện ngày càng nhiều cảnh phim sâu sắc hơn và vẫn thành công: Tân Câu Chuyện Cảnh Sát (2004), Thần Thoại (2005), Kế Hoạch BB (2006)…
Đặc biệt vào năm 2010, bộ phim The Karate Kid mà nam ngôi sao tham gia gây ấn tượng mạnh với khán giả bởi hình ảnh một Thành Long u buồn, cằn cỗi, nhất là ánh mắt nhăn nheo luôn chứa đựng một nỗi u buồn khiến cho bất kỳ ai cũng không nỡ nhìn vào đó.
Trong bộ phim The Foreigner/ Kẻ Ngoại Tộc ra mắt năm 2017, sau buổi công chiếu đầu tiên, bộ phim nhận được hành loạt lời khen ngợi. Riêng đối với diễn xuất của Thành Long, hầu hết đều khẳng định rằng đây là bộ phim hay nhất trong sự nghiệp của anh: “Lần này, thứ đi vào lòng tôi, không phải quyền cước linh hoạt của đại ca mà là giọt lệ đọng nơi khóe mắt của chú, đôi mắt đau khổ. Nhưng bộ phim cũng không hề ngột ngạt, pha lẫn chút hài hước của Anh Mỹ” – Một khán giả để lại bình luận.
Thử hỏi liệu có ai muốn sở hữu kỷ lục Guinness về "Diễn viên còn sống đóng nhiều cảnh mạo hiểm nhất". Trớ trêu hơn cả là không một công ty bảo hiểm nào dám bán bảo hiểm cho phim của Thành Long nếu trong phim đó anh tự mình thực hiện tất cả các cảnh nguy hiểm.
Những pha hành động mạo hiểm tự biên đã khiến Thành Long bị chấn thương rất nhiều lần: rạn xương sọ (vĩnh viễn để lại một lỗ trong đầu của anh), trật khung chậu; gãy ngón tay, ngón chân, mũi, cả hai bên xương gò má, cổ, vỡ mắt cá chân và xương sườn…
Đóng phim từ năm 8 tuổi, “gia tài” có hơn 200 bộ phim, cơ thể chịu nhiều đau đớn và thương tích, với những hy sinh và đóng góp lớn lao đó, vào ngày 12/11/2016, Thành Long được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ trao Giải Oscar danh dự, còn gọi là giải Oscar thành tựu trọn đời, cùng với 3 nghệ sĩ khác là Anne V. Coates, Lynn Stalmaster và Frederick Wiseman.
Ông là diễn viên gốc Hoa đầu tiên và cũng là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng này cho đến thời điểm hiện tại.
Thành Long trong một lần phỏng vấn đã thẳng thắn trả lời rằng: “Tôi không bao giờ muốn trở thành Bruce Lee. Tôi chỉ muốn là Jackie Chan duy nhất”. Không phải là ước muốn, giờ đây cả thế giới đều phải thừa nhận rằng, Jackie Chan/ Thành Long không phải là bản sao của ai, anh là số 1, là duy nhất.
Như một khán giả đã nhận xét: Thành tựu trọn đời Oscar không có gì bàn cãi, chỉ là chú Long cũng già rồi, người kế nghiệp tương lai vẫn đang ở đâu vậy? Muốn chú trẻ lại 10 tuổi. 5 sao, thêm 1 sao cho tình yêu và năng lực nghề nghiệp bán mạng đối với điện ảnh của Thành Long.
Năm nay, Thành Long lại tiến công màn ảnh rộng vào mùa Tết với siêu phẩm hài hước ma quái Đại Chiến Âm Dương. Ông thủ vai chính, một nhân vật có thật trong lịch sử- nhà văn Bồ Tùng Linh- tác giả Liêu trai chí dị. Bộ phim sẽ cạnh tranh trực tiếp với Tân Vua Hài Kịch của Châu Tinh Trì. Cuộc đấu giữa hai vị vua hài chắc chắn sẽ khiến phòng vé Hoa ngữ mùa Tết này nóng hơn bao giờ hết.
Tổng hợp